Với phương pháp sản xuất mì truyền thống thủ công sẽ không đem lại kết quả cao và không thể đáp ứng được hết nhu cầu của người tiêu dùng, chưa kể đến sẽ mất rất nhiều công đoạn và thời gian cùng với chi phí nhân công.
Với sự phát triển của nền công nghệ cao hiện nay thì ứng dụng vào sản xuất mì ăn liền ngày càng phát triển hơn. Trên khía cạnh kỹ thuật, công nghệ sản xuất mì ăn liền hầu như giống nhau do đó yếu tố hàng đầu quyết định đến sự thành công của một doanh nghiệp sẽ thuộc về ý tưởng sản phẩm và sự cải tiến trong dây chuyền sản xuất.
Điều hành hệ thống dây chuyền sản xuất vào khoảng 15 người với 4 người sản xuất chính và 11 người đóng gói. Máy móc trong hệ thống bao gồm:
1. Hệ thống cấp nước: trộn nước muối trước khi trộn bột
2. Máy trộn nhào bột: trộn đều bột và nước được điều khiển tự động
3. Hệ thống cấp liệu: định lượng cấp liệu bột đã được trộn và đưa vào máy cáng
4. Hệ thống cáng: gồm 5-7 lô cáng đồng bộ
5. Hệ thống hấp: qua 2 giai đoạn cáng thô và cáng tinh và tạo sơi
6. Hấp chín: mì được cắt sợi được đưa vào buồng hấp chín
7. Hệ thống cắt định lượng: cắt định lượng gói
8. Hệ thống phun tẩm gia vị
9. Hệ thống chiên mì
10. Hệ thống phân phối
11. Hệ thống cấp liệu cho máy đóng gói.
Với dây chuyền sản xuất mì ăn liền là hoàn toàn tự động từ công đoạn trộn bột đến làm nguội, vì vậy vẫn có sự tham gia của nhân công lao động trong giai đoạn đóng gói. Công đoạn sản xuất mì ăn liền của dây chuyền bao gồm:
Trộn bột: Đổ bột vào thùng cùng với nước, gia vị, phụ gia và cần được phân phối đồng đều trong khối bột nhào. Do đó, thiết bị nhào trộn được thiết kế hình lập phương với tốc độ nhào trộn 20 vòng/phút đảm bảo khối bột nhào đạt được độ đồng nhất theo yêu cầu.. Ngoài ra, thiết bị được làm từ thép không gỉ chất lượng cao tiếp xúc an toàn với thực phẩm và chống kết dính tốt.
Cán bột: máy cán bột 2 chiều sử dụng nguyên lý cán liên tục không nghỉ nên không bị mất thời gian chết của bột, tiết kiệm được nhân công đồng thời giúp bột có kích thước theo yêu cầu để tạo thành dạng sợi đồng đều, tăng độ dai, dẻo cho khối bột.
Hấp chín: thiết bị buồng hấp 3 tầng sử dụng nguyên lý phun hơi gián tiếp do đó hơi được phun lên tấm bột đều, tránh phun tại một vị trí làm mì rớt khỏi băng tải và chín không đều. Yêu cầu kỹ thuật của quá trình là sau khi hấp sợi mì phải chín đều (hồ hoá 85-90%), không quá sống, không nhão, không bị dính lại.
Cắt sợi: sau quá trình hấp chín sợi mì được đưa vào cắt định lượng có vận tốc cao, tốc độ cắt được tính toán cho phù hợp với năng suất dây chuyền và vận tốc băng tải. Khi đó dao cắt phải tạo được những nhát cắt gọn, cắt lìa được toàn bộ băng mì. Trọng lượng và kích thước của miếng mì sau khi cắt phải đồng nhất.
Chiên mì: quá trình được thực hiện trong điều kiện dầu chiên được bổ sung liên tục và tuân thủ theo thời gian và điều kiện nhiệt độ thích hợp đã quy định trước. Buồng chiên được hoạt động theo nguyên tắc gia nhiệt gián tiếp. Dầu được bơm từ bình chứa dầu vào trong thiết bị trao đổi nhiệt, để đạt được nhiệt độ cần thiết rồi mới đi vào buồng chiên. Ngoài ra buồng chiên còn thông với hộp lược, cần gạt trong hộp sẽ thu mì vụn rớt ra trong buồng và trả dầu trở lại buồng chiên.
Làm nguội: mì sau khi chiên sẽ theo hệ thống băng tải vào hệ thống làm nguội, được các quạt thổi từ trên xuống để làm nguội, sau đó mì sẽ theo hệ thống băng tải vào hệ thống băng tải đi đóng gói.
Dây chuyền sản xuất mì ăn liền đảm bảo an toàn, dễ vận hành, năng suất làm việc cao, tiết kiệm chi phí nhân công hiệu quả.
Nam Phú Thái chuyên cung cấp dây chuyền sản xuất, dây chuyền, máy móc thu hoạch chất lượng cao, công nghệ tiên tiến.
Chi tiết liên hệ tới:
Công ty CP công nghiệp lạnh Nam Phú Thái
Địa chỉ: 12 Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội
Email: info@namphuthai.vn
SĐT: 0934 477 786