Nông sản sau khi thu hoạch luôn cần tới phương pháp bảo quản tốt nhất tránh hư hỏng trong thời gian đợi cung cấp ra thị trường hay tới các nhà máy chế biến, xuất khẩu. Hiện nay, ứng dụng công nghệ bảo quản nông sản thực phẩm không ít, tuy nhiên có nhiều phương pháp bảo quản với mặt lợi và mặt hại của nó. Hãy tìm hiểu các công nghệ bảo quản nông sản sau thu hoạch qua bài viết sau đây.
Bảo quản bằng phương pháp lạnh
Phương pháp bảo quản lạnh sử dụng nhiệt độ thấp, lạnh âm sâu để làm tê liệt các hoạt động của vi sinh vật, côn trùng. Nhiệt độ bảo quản càng thấp thì càng có tác dụng ức chế sự phát triển của vi sinh vật, quá tình sinh hóa xảy ra bên trong rau quả từ đó có thể kéo dài thời gian bảo quản rau quả lâu hơn. Quá trình bảo quản có thể được nâng cao bằng cách giảm nhiệt độ, với nhiệt độ khoảng 1oC trong khoảng nhiệt độ thấp có thể làm tăng khả năng bảo quản lâu hơn.
Trong kho lạnh bảo quản thường lắp đặt một số thiết bị như nhiệt kế, hệ thống tự điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm, … vệ sinh khu vực trước khi bảo quản là việc làm hết sức cần thiết nhằm ngăn ngừa sự phát triển của vi sinh vật gây hại.
Với từng loại nông sản rau củ quả thì nhiệt độ bảo quản khác nhau. Kho lạnh bảo quản dùng máy lạnh với các tác nhân lạnh để tạo nhiệt độ thấp. Trong quá trình bảo quản cần giữ nhiệt độ lạnh ổn định, không nên có sự biến đổi nhiệt độ đột ngột sẽ gây hiện tượng đọng nước làm hư hỏng nguyên liệu. Khi chuyển sản phẩm từ kho lạnh ra cũng cần qua gia đoạn nâng nhiệt từ từ để giữ được chất lượng của rau quả.
Ưu điểm của loại hình bảo quản này là đảm bảo chất lượng của sản phẩm, an toàn với người tiêu dùng và thời gian bảo quản lâu.
Bảo quản bằng hóa chất
Sử dụng hóa chất có đặc hiệu ức chế sinh trưởng trong nông sản, rau củ quả cũng như tiêu diệt vi sinh vật gây hại. Trong bảo quản nông sản thực phẩm thì hóa chất được sử dụng để chống hiện tượng nẩy mầm, chống sâu bệnh hoặc một số hiện tượng hư hỏng khác.
Ưu điểm của phương pháp này là có tác dụng nhanh và xử lý một khố nguyên liệu lớn cùng một lúc. Thường được sử dụng khi cần thiết bảo quản dài ngày hoặc một số trường hợp chỉ dùng riêng nhiệt độ thấp không giải quyết được đầy đủ yêu cầu của bảo quản thì vẫn dùng hóa chất.
Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là có thể gây ra những biến đổi màu sắc, mùi vị rau củ quả, hoặc đáng lo ngại hơn là có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
Công nghệ bảo quản CAS
Công nghệ bảo quản này bao gồm thiết bị CAS kết hợp với thiết bị làm lạnh nhanh tác động lên nông sản, thực phẩm làm cho phân tử nước đóng băng trong thời gian khoảng 30 phút. Nhờ vậy sẽ không phá vỡ cấu trúc mô tế bào, ức chế quá trình bị oxy hóa, phòng chống sự gia tăng nhiễm khuẩn và làm cho sản phẩm giữ nguyên tính chất mùi vị, lượng nước cần thiết, màu sắc và dinh dưỡng đạt tới 99,7%.
Đây là công nghệ tiên tiến cho phép khống chế và tối ưu hóa thông số bảo quản để kéo dài quá trình chính nhưng không làm hư hỏng sản phẩm sau thu hoạch. Dùng kỹ thuật bảo quản lạnh kết hợp với kỹ thuật nuôi sống các tổ chức tế bào (CAS) trong bảo quản còn là phương pháp sạch và kinh tế nhất hiện nay.
Công nghệ bảo quản CAS thường sử dụng cho bao quản tươi sống những nông sản thực phẩm có khả năng bảo quản lạnh và giá trị thương phẩm cao. Tuy nhiên, phương pháp này không thể thay thế các phương pháp bảo quản khác. Tùy theo đối tượng sản phẩm mà lựa chọn phương pháp phù hợp.
Bảo quản bằng phương pháp chiếu xạ
Phương pháp này nguyên tắc là làm ngưng sự hoạt động sinh học của nông sản, cải thiện chất lượng, chống sâu bọ, tiêu diệt vi sinh vật từ đó tăng thời gian bảo quản.
Có nhiều loại bức xạ dùng trong bảo quản như:
Tia a, tia g: dạng sóng điện tử ngằn thu được bằng cách bắn phá điện tử, bước sóng dài ngăn sự phụ thuộc vào năng lượng bắn phá điện tử. Tia a thời gian tiêu diệt vi sinh vật khoảng 10-30 phút, có độ xuyên thấu cao, dễ sử dụng.
Tia âm cực và tia b: tia b có tính an toàn hơn tia g tuy nhiên có tính xuyên thấu kém hơn g và a, thời gian tiêu diệt vi sinh vật lại ngắn hơn chỉ cần vài giây. Phóng xạ b thường được sử dụng khi chỉ cần chiếu xạ bề mặt, không có khả năng xuyên thấu cao nên an toàn cho người vận hành. Tuy nhiên độ xuyên thấu thấp làm giảm khả năng xử lý các sản phẩm. Phóng xạ b thường được sử dụng xử lý bề mặt hay sử dụng cho các sản phẩm có hình dạng phẳng, mỏng.
Bảo quản bằng phương pháp điều chỉnh khí quyển
Mục đích của phương pháp này là làm giảm hoạt động hô hấp và các phản ứng trao đổi chất khác bằng cách làm tăng hàm lượng CO2 và làm giảm hàm lượng O2, giảm tốc độ sản sinh ethyle tự nhiên. Kiểm soát khí quyển tồn trữ với hàm lượng CO2 sẽ hạn chế được sự thủy phân các hợp chssta pectin, duy trì được cấu trúc và độ cứng của rau quả trong thời gian dài, còn làm tăng cường mùi vị của rau quả trong quá trình bảo quản.
Việc loại bỏ hoặc bổ sung các chất khí dẫn đến kết quả là thành phần khí quyển thay đổi khác với thành phần không khí ban đầu, bằng cách thực hiện các phương pháp như CA, MA và các phương pháp tồn trữ áp suất thấp, có thể kéo dài thời gian tồn trữ các loại rau quả.
Sau khi thu hoạch, nông sản cần tới phương pháp bảo quản hiệu quả nhất trong 1 thời gian khi đến được thị trường hoặc đến các nhà máy chế biến.