Cùng với lúa và ngô, sắn là cây lương thực và cây cứu đói. Hiện nay, cây sắn đã chuyển đổi vai trò từ cây lương thực sang cây trồng xuất khẩu và mang tính hàng hóa cao. Lợi ích và giá trị của sắn mang lại cho các ngành công nghiệp chế biến như: sản xuất tinh bột, thức ăn gia súc, đường, bột ngọt, nhiên liệu sinh học… Xuất khẩu sắn đã có khởi sắc và dự đoán có thể đạt 2 tỷ USD vào những năm tới. Năm 2014, diện tích trồng sắn toàn quốc đạt 551,30 ngàn ha, năng suất củ tươi bình quân 18,55 tấn/ ha, sản lượng 10,2 triệu tấn. So với năm 2000, sản lượng sắn Việt Nam đã tăng hơn 3,93 lần, năng suất sắn đã tăng lên hơn hai lần. Từ đó, trồng sắn trở thành nghề nông phát triển và thu được nguồn lợi cao.
Với diện tích đất trồng sắn lớn thì việc thu hoạch bằng sức người trở nên khó khăn hơn. Bởi năng suất thu hoạch bằng sức lao động thấp, nhân công thiếu, kèm theo việc không thu hoạch kịp đảm bảo lượng sắn cung cấp cho thị trường thì dẫn đến nhiều hậu quả kèm theo. Không thu hoạch kịp cũng dẫn tới sắn hư hỏng, làm giảm năng suất. Hiện nay, máy thu hoạch sắn hay còn gọi là máy nhổ sắn được ra đời, giúp bà con nông dân thu hoạch sắn nhanh hơn, hiệu quả hơn.
Máy thu hoạch sắn hoạt động nhờ một máy kéo có công suất 75 hp. Với hệ thống sàng rung được thiết kế để thu hoạch các loại củ trong nông nghiệp. Máy được thiết kế với hệ thông khung thép chắc chắn có độ bền cao, có thể thu hoạch được với nhiều vùng đất khác nhau. Hệ thống sàng rung hoạt động liên tục, sắn sẽ được nhổ khỏi đất với tỷ lệ mất là thấp nhất. Quá trình hoạt động của máy diễn ra tự động, chỉ cần một người điều khiển.
Máy thu hoạch sắn được chế tạo từ thép có độ bền cao và có cấu trúc đơn giản để có thể hoạt động được ở bất kỳ điều kiện nào. Máy thu hoạch sắn được lắp đặt sau máy kéo, máy cày thông qua 3 điểm với độ sâu có thể thay đổi nhờ vào hệ thống nâng hạ của máy kéo. Trong quá trình hoạt động, lưỡi đào của máy được cắm sâu xuống đất, kéo theo đất và củ vào trong hệ thống sàng rung, khi đó thì hệ thống sàng rung sẽ tự động tách đất và củ sắn riêng biệt. Lúc đó củ sắn sẽ ở trên mặt đất và người lao động chỉ việc đi thu nhặt lại dễ dàng hơn.
Với tốc độ làm việc lên tới 5-10 (km/h), máy hoạt động mỗi lần làm việc được 2 hàng sắn, năng suất thu hoạch cao lên đến 0,6ha/giờ. Máy thu hoạch khoai mì được kết nối với máy kéo thông qua 3 điểm, máy có thể đào sâu từ 300-400(mm). Nhờ có hệ thống sàng rung sẽ tách đất và củ sắn. Sắn được thu hoạch sẽ ở trên mặt đất.
Máy có vận tốc làm việc 3,2 km/h, năng suất làm việc thuần túy 0,35 ha/h. Tỷ lệ hao tổn, hư hỏng củ sắn thấp hơn và giảm 87% công lao động so với nhổ củ bằng lao động thủ công, giảm chi phí sản xuất lên tới 36%. Nhờ chiếc máy này, thời gian đào nhổ củ nhanh, do vậy củ sắn ít bị chảy nhựa, giữ được tỷ lệ và chất lượng tinh bột. Máy có kích thước 1700*1800*1200(mm) dễ dàng điều chỉnh và di chuyển trên địa hình trồng sắn.
Đầu tư một chiếc máy thu hoạch ban đầu sẽ cần một số vốn lớn, tuy nhiên hiệu quả năng suất lao động đem lại không hề nhỏ. Với chiếc máy này, bà con không còn khái niệm làm nông vất vả nữa.
Nam Phú Thái chuyên cung cấp các loại máy móc, dây chuyền sản xuất thu hoạch… chất lượng cao, giá thành cạnh tranh tới Quý khách hàng. Chi tiết xin liên hệ tới:
12 Khương Đình, Thanh Xuân , Hà Nội.
– Điện thoại: 0934477786
– Email: info@namphuthai.vn