Trái cây là mặt hàng xuất khẩu có thể đem lại giá trị kinh tế lớn. Thế nhưng, để có thể thâm nhập vào các thị trường này lại không phải việc đơn giản. Trái cây xuất khẩu phải tuân theo rất nhiều các nguyên tắc từ quá trình trồng, phát triển, thu hoạch đến đóng gói sản phẩm. Tùy từng thị trường những yêu cầu này cũng có sự khác biệt nhưng nhìn chung, sẽ có một vài tiêu chuẩn cơ bản cho trái cây xuất khẩu. Hãy tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây.
Đăng ký xuất khẩu và được xác nhận
Trái cây được sử dụng để xuất sang thị trường nào thì sẽ cần đăng ký và được đại diện xuất nhập khẩu bên đó chứng nhận. Sau khi đăng ký, các bộ phận liên quan đến xuất nhập khẩu và an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ cần xác nhận và kiểm tra các sản phẩm theo tiêu chuẩn đã được quy định những sản phẩm nào đáp ứng đủ mới có cơ hội xuất khẩu.
Thông thường các giấy đăng ký này đều có thời hạn xác định. Khi hết thời hạn đó, bên sản xuất sẽ phải tiến hành lại các thủ tục giấy tờ như lúc đầu để tiếp tục xuất khẩu hàng hóa.
Kiểm định chất lượng từ trồng, chăm sóc, thu hoạch đến đóng gói
Chất lượng và độ an toàn của trái cây được kiểm soát rất nghiêm ngặt trong suốt quá trình sản xuất nông sản từ khi trồng đến khi sản phẩm được đóng gói để vận chuyển ra các thị trường nước ngoài.
Trong đó có các quy định về:
- Các chất được sử dụng trong chăm sóc cây trồng
- Các chất được sử dụng để bảo quản trái cây sau thu hoạch
- Hàm lượng các chất có trong trái cây khi xuất khẩu
Sản phẩm đầu ra thì cần đảm bảo về mặt kích thước, hình dáng, màu sắc, hương vị đều đạt chất lượng tốt nhất.
Thương hiệu – bao bì
Trái cây xuất khẩu phải đảm bảo có thương hiệu nhãn mác và bao bì rõ ràng. Ở các thị trường xuất khẩu, người tiêu dùng có yêu cầu được biết rõ nguồn gốc và chất lượng các sản phẩm được cung cấp trên thị trường. Những sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng sẽ không được thị trường chấp nhận.
Chính bởi vậy, đồng hành cùng với sản xuất nông sản xuất khẩu thì người nông dân cũng cần quản lý và xây dựng thương hiệu cho trái cây của mình.
Vấn đề trái cây xuất khẩu hiện nay đang gặp phải
Trái cây thông thường chỉ có thể để được khoảng 3 ngày. Thời gian này quá ngắn cho việc vận chuyển và xuất khẩu. Và một điều chắc chắn là trong thời gian đó, sản phẩm không kịp đến tay người tiêu dùng.
Thế nhưng, nhà sản xuất lại không thể dùng bất cứ loại chất nào để bảo quản vì sẽ khiến cho trái cây có thể bị từ chối nhập hàng và chặn mất con đường xuất khẩu ở những lần tiếp đó. Việc vận chuyển bằng máy bay có thể rút ngắn thời gian lại tốn chi phí quá cao, nhiều doanh nghiệp sau khi chi trả sẽ không có lãi.
Để giải quyết khó khăn này, những người xuất khẩu nông sản thường có hai giải pháp chính đó là dùng phương pháp bảo quản công nghệ cao hoặc chế biến nông sản thành những loại thực phẩm khác.
- Bảo quản công nghệ cao: các phương pháp bảo quản lạnh, cấp đông, cấp đông mềm,… đều có thể giữ chất lượng thực phẩm trong thời gian dài.
- Chế biến trái cây: các sản phẩm làm từ trái cây như nước ép, hoa quả đông lạnh, trái cây đóng lon, trái cây sấy khô, bánh kẹo làm từ trái cây,…. là những sản phẩm phổ biến nhất được dùng trong chế biến.