Xu hướng nông nghiệp thế giới

Mặc dù hiện nay nông nghiệp không phải là ngành được ưu tiên đầu tư và đem lại hiệu quả kinh tế lớn ở nhiều nước, thế nhưng, đây luôn là một lĩnh vực không thể thiếu, giữ vai trò quan trọng trong đời sống chúng ta.

Không được ưu tiên không có nghĩa là ngừng phát triển. Trong suốt những năm qua trên thế giới và ngay cả ở Việt Nam, nông nghiệp vẫn tiếp tục có những bước chuyển biến để gia tăng chất lượng và tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng hơn. Và ở nước  ngoài, nền nông nghiệp cũng đang rất phát triển.

Xu hướng nông nghiệp hữu cơ

Nông nghiệp hữu cơ đã xuất hiện từ những thập niên đầu thể kỷ XX nhưng phải đến thời gian gần đây khi các vấn để liên quan đến thực phẩm sạch và môi trường trở thành tâm điểm thì xu hướng này mới thực sự nở rộ.

Theo tổ chức Nông nghiệp Hữu cơ quốc tế thì nông nghiệp hữu cơ chính là một quá trình sản xuất nông nghiệp hướng tời sự phát triển bền vững. Phương pháp này nghiêm cấm việc sử dụng các chất tổng hợp mà chỉ dùng các chất, hợp chất tự nhiên trong suốt quá trình canh tác, trồng trọt và chăn nuôi. Tất cả các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất theo mô hình này đều đảm bảo tính tự nhiên, không gây ảnh hưởng đến môi trường nước, đất và không tác động đến yếu tố đa dạng sinh học. Đồng thời, do sản phẩm có nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên nên giàu dinh dưỡng, mang hương vị đặc biệt và đảm bảo là thực phẩm sạch, an toàn.

Hiện nay trên thế giới đã có hơn 170 nước đã áp dụng mô hình nông nghiệp hữu cơ trong đó có Việt Nam. Ưu điểm lớn nhất của loại mô hình này chính là tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững lâu dài. Thay vì cố gắng nâng cao sản lượng và chất lượng ở sản phẩm đầu ra cuối cùng, phương pháp này điều chỉnh các yếu tố đầu vào đạt tiêu chuẩn để sản phẩm có chất lượng cao và xử lý cả những yêu tố về môi trường cho những lần sản xuất sau đó.

Tiêu chuẩn VietGap, Global Gap cho nền nông nghiệp sạch

Toàn cầu hóa

Xu hướng toàn cầu hóa tác động đến rất nhiều lĩnh vực trong đó có nông nghiệp. Chính sự tác động này đã dẫn đến sự thay đổi nhiều mặt trong phát triển nông nghiệp.

Về mặt sản lượng, nông sản có một thị trường lớn hơn và tiếp cận được lượng khách hàng lớn hơn nên người nông dân có nhiều cơ hội để gia tăng sản lượng và bán mặt hàng nông sản cho nhiều nhóm đối tượng, thậm chí với giá cao hơn. Bên cạnh cơ hội, người nông dân cũng sẽ phải tính toán đến những điều kiện tác động như mức độ phát triển thị trường, nhu cầu người tiêu dùng,… để đưa ra được kế hoạch sản xuất của một loại nông sản với sản lượng phù hợp.

Về mặt chất lượng, người nông dân bắt buộc phải tự nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản của mình để gia tăng lợi thế cạnh tranh. Các tiêu chuẩn về mặt chất lượng hiện giờ không gói gọn trong khuôn khổ quốc gia nữa mà còn có cả các tiêu chuẩn toàn cầu.

Về quy trình sản xuất, các nước có thể học hỏi và giúp đỡ lẫn nhau để phát triển các loại mô hình sản xuất, các kỹ thuật và phương pháp mới.

Về mặt thương hiệu, khi các sản phẩm được xuất khẩu và tiêu thụ ở một thị trường khác, chúng ta thường sẽ cần chú trọng nhiều hơn đến khâu xây dựng hình ảnh thương hiệu cho sản phẩm.

Nhìn chung, nông nghiệp đi theo xu hướng toàn cầu hóa sẽ cần có sự phát triển nhanh, mạnh và không ngừng nghỉ, cần luôn luôn thay đổi, cải thiện để tạo chỗ đững vững chắc cho nông sản.

Xu hướng nông nghiệp công nghệ cao

Xu hướng nông nghiệp công nghệ cao có thể nói là xu hướng nổi bật và đáng chú ý nhất trong thời gian gần đây.

Nông nghiệp áp dụng công nghệ từ đầu vào đến đầu ra giúp việc sản xuất nông sản với sản lượng lớn, chất lượng cao, đồng đều, tiết kiệm chi phí, thời gian và công sức. Việc áp dụng khoa học công nghệ đã giúp nguồn lợi từ sản xuất nông nghiệp tăng lên nhiều lần so với trước đây.

Đổi mới phát triển nền nông nghiệp Việt Nam

Áp dụng công nghiệp trong phát triển nông nghiệp bao gồm:

  • Công nghiệp hóa nông nghiệp (cơ giới hóa thiết bị): sử dụng máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ vào các khâu trong quá trình sản xuất, thu hoạch, chê biến và bảo quản
  • Tự động hóa: giúp giảm bớt nhân công và lượng công việc cần thực hiện
  • Công nghệ thông tin: cung cấp nguồn tài liệu tham khảo, hướng dẫn trong nông nghiệp; tạo cơ sở lưu trữ thông tin về quy trình sản xuất,…
  • Công nghệ sinh học: nghiên cứu phát triển các giống cây trồng, vật nuôi năng suất và chất lượng cao; nghiên cứu chế tạo và ứng dụng những sản phẩm sinh học khác an toàn và hỗ trợ quá trình phát triển chung,…

Do chi phí đầu tư lớn, rất ít nơi có thể xây dựng một mô hình nông nghiệp công nghệ cao hoàn thiện mà thường sẽ chuyển đổi dần từng khâu, từng thiết bị.

Nông nghiệp hữu cơ, toàn cầu hóa và nông nghiệp sạch là ba xu hướng chi phối sự phát triển của nền nông nghiệp hiện nay. Đứng trước các xu hướng này, người nông dân có nhiều cơ hội nhưng đồng thời cũng sẽ gặp những thách thức không nhỏ trong việc hoàn thiện quy mô sản xuất và cung ứng cho thị trường những sản phẩm ản toàn, đạt tiêu chuẩn chất lượng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!