Ngô là một loại cây lương thực phổ biến. Ngoài là nguồn thức ăn của con người, ngô cũng được sử dụng làm nguyên liệu cho nhiều ngành khác.
Việt Nam là một trong mười quốc gia tiêu thụ sản lượng ngô lớn nhất thế giới. Ở nước ta hiện nay, diện tích trồng ngô lên đến hơn một triệu ha thế nhưng sản lượng chỉ vào khoảng 4,6 tấn/ha. Chính vì sản lượng thấp, lượng ngô nước ta sản xuất được không đáp ứng đủ nhu cầu trong nước. Hằng năm, chúng ta vẫn phải bỏ một lượng lớn ngoại tệ để nhập khẩu loại cây lương thực này.
Nếu tình trạng này còn kéo dài, đây là tin xấu đối với ngành nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung. Hiện nay ngành nông nghiệp nước ta đã có những bước đi đầu tiên nỗ lực tìm giải pháp cho vấn đề trên như nghiên cứu giống ngô mới, chuyển đổi cây trồng ở những vùng thích hợp, áp dụng khoa học kỹ thuật trong trồng trọt, thu hoạch,…
Thời điểm này là thách thức với ngành nông nghiệp nhưng đồng thời cũng là cơ hội lớn cho người nông dân biết nắm bắt.
Thách thức hiện nay
Các giống ngô hiện nay mà Việt Nam có chưa đạt được sản lượng lý tưởng như các nước khác. Điều kiện nghiên cứu để phát triển các giống ngô không được chú trọng đầu tư.
Điều kiện canh tác hiện này không thuận lợi, ngô lại thường được trồng ở các khu vực có đia hình khá khó khăn trong di chuyển, cộng thêm khí hậu nước ta thích hợp phát triển nhiều loại sâu bệnh
Thời cơ để phát triển
Một trong những điều kiện tự nhiên ủng hộ người nông dân nhất có lẽ chính là đất và nguồn nước. Chúng ta có thể dễ tìm được nguồn nước và đất đáp ứng đủ nhu cầu để phát triển cây ngô ở nhiều khu vực trên khắp cả nước.
Các giống cây trồng đang được nghiên cứu cho năng suất cao hơn, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt hơn bước đầu đã đem đến kết quả đáng kỳ vọng. Hứa hẹn đem tới loại cây trồng thích hợp cho ngành trồng ngô nước ta.
Ngoài những điều kiện tác động từ môi trường bên ngoài, bản thân người nông dân cũng có thể tự tạo cho mình cơ hội từ việc trồng ngô bằng cách thay đổi phương thức canh tác, trồng trọt.
Thay vì làm theo mô hình nhỏ lẻ và sử dụng phương pháp canh tác truyền thống, bà con có thể tính đến việc mở rộng quy mô và áp dụng các thiết bị công nghệ hỗ trợ. Cơ giới hóa sẽ đem đến hiệu suất cao trong công việc, tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức. Tuy nhiên việc cơ giới hóa không nên được thực hiện ở một hay một vài giai đoạn mà cần được phát triển thành một quy trình. Đem đến sự hỗ trợ hoàn thiện từ khi bắt đầu đến khi kết thúc để việc sản xuất được hiệu qua cao nhất. Máy thu hoạch ngô lại là một phần quan trọng để quá trình này được tiến hành đồng bộ trong quy trình sản xuất ngô.
So với cách thu hoạch theo lối truyền thống, máy có thể thu hoạch nhanh hơn, sản phẩm thu được thì sạch, ít bị hỏng hoặc lẫn tạp chất. Do thiết kế của máy, phần thân cây ngô cũng đã được xử lý, người nông dân chỉ việc thu gom lại là có thể bắt đầu xử lý đất cho các kế hoạch trồng trọt sau. Máy chỉ cần điều khiển bởi một người, thao tác đơn giản. Lượng nhiên liệu được sử dụng ít. Nhìn chung cách thu hoạch này rút ngắn được đáng kể thời gian, công sức, tiết kiệm được cho phí lớn cho nhân công và vận hành.
Như vậy, bằng việc vạch mộ kế hoạch để phát triển việc trồng ngô theo hướng hiện đại, người nông dân có thể bắt đầu kế hoạch phát triển kinh tế từ chính loại cây trồng phổ biến này.