Thanh long hiện là mặt hàng chủ lực trong xuất khẩu hoa quả ở nước ta thời gian gần đây. Tuy nhiên, đa phần thanh long được xuất ngay sau khi thu hoạch, người nông dân chỉ đóng gói và xuất khẩu chứ không chế biên sản phẩm. Trên thực tế, nếu chế biến thanh long thành các sản phẩm khác có khả năng bán được với giá cao hơn, các mặt hàng trên thị trường cũng đa dạng hơn.
Những lợi ích của việc chế biến thanh long
- Tạo ra nhiều mặt hàng đa dạng từ thanh long để tạo sức cạnh tranh tốt hơn trên thị trường
- Sản phẩm đã qua chế biến có giá trị kinh tế lớn hơn so với xuất khẩu quả thô sau thu hoạch như thông thường.
- Các sản phẩm được chế biến có thời gian bảo quản và sử dụng được lâu hơn rất nhiều so với quả không chế biến.
Vì sao nên sử dụng máy móc chế biến thanh long xuất khẩu?
Sản phẩm xuất khẩu yêu cầu cao về chất lượng và tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm do đó, nếu sử dụng máy móc, sản phẩm hoàn toàn đảm bảo các điều kiện này
- Dây chuyền khép kín, hạn chế các yếu tố từ môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến chất lượng vệ sinh và an toàn thực phẩm
- Máy hoạt động chính xác và ổn định nên chất lượng sản phẩm đồng đều đạt tiêu chuẩn.
Thêm vào đó, khi sử dụng máy móc chế biến thay vì lao động thủ công, nhà sản xuất tiết kiệm đáng kể thời ian, chi phí và tiền bạc.
Các cách chế biến thanh long
Có nhiều phương pháp chế biến thanh long đã được áp dụng ở nhiều khu vực trồng loại nông sản này tại Việt Nam và trên thế giới.
Nước ép quả thanh long
Nước ép hoa quả bao giờ cũng là sản phẩm dễ chế biến và dễ tiêu thụ nhất. hương vị của quả thanh long rất thanh, ngọt nhẹ. Hàm lượng đường trong thanh long rất ít lại thêm nhiều công dụng nổi bật tốt cho sức khỏe, sản phẩm này sẽ phù hợp với những người đang có chế độ ăn kiêng.
Các bước chế biến nước ép quả trong dây chuyền khá đơn giản. Sau khi sơ chế, quả sẽ được nghiền để ép nước. Nước quả được dẫn qua màng lọc đơn giản để loại bỏ phần bã. Tùy theo công thức nước quả ở từng nơi, nước ép sẽ được chuyển đến bộ phận pha trộn để phối hợp cùng các chất khác. Hỗn hợp nước quả sau cùng sẽ được các máy chiết rót chi vào các chai, đóng nắm và chuẩn bị đưaa đi bảo quản hoặc tiêu thụ.
Hoa quả đông lạnh
Hoa quả đông lạnh chua thực sự phổ biến ở Việt Nam nhưng ở nước ngoài, sản phẩm này cũng được ưa chuộng không kém hoa quả tươi.
Miếng hoa quả được làm đông ở nhiệt độ lạnh phù hợp với công nghệ đặc biệt nên không bị mất hết nước và đóng băng thành một khối cứng mà giữ được độ dẻo nhất định.
Thanh long sẽ được dây chuyền cắt nhỏ thành những miếng vừa ăn rồi đưa vào dây chuyền cấp đông đặc biệt. Sau chế biến, thanh long sẽ được chia vào các túi với lượng phù hợp, bảo quản trong môi trường lạnh để duy trì chất lượng.
Trà thanh long
Có hai phương pháp được sử dụng để làm trà thanh long. Thứ nhất là nghiền nát quả và pha với trà thông thường; thứ hai là phơi khô, dùng để pha với nước. Ở đây, chế biến trà để xuất khẩu hướng tới phương pháp thứ hai.
Trà được sấy và phơi khô đóng vào các túi lọc. Cách chế biến tương tự sản xuất các loại trà khác. Sản phẩm sau cùng được bảo quản trong môi trường khô ráo, tránh độ ẩm và nhiệt độ cao.
Kem thanh long
Sản phẩm này chưa thực sự phổ biến nhưng ở một số quốc gia khác trong cùng khu vực với nước ta có sản xuất thanh long đang dần đẩy mạnh sản phẩm kem này.
Thanh long sẽ được nghiền nhỏ, phối hợp với bột làm kem và một số thành phần tạo mùi, tạo màu khác và đưa vào nhiệt độ thấp để chế biến.
Thanh long sấy
Thanh long sẽ được cắt thành các miếng mỏng, bản to và sấy khô. Có nhiều phương thức và công nghệ sấy khác nhau bạn có thể áp dụng tùy theo nhu cầu của bản thân.
Sản phẩm được bao kín, hút chân không để tránh bị khí ẩm xâm nhập làm hỏng chất lương.