Tiêu chuẩn VietGap, Global Gap cho nền nông nghiệp sạch

Trong điều kiện môi trường ngày càng có xu hường ô nhiếm nghiêm trọng, Việc sản xuất và cung ứng các sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm chính là thách thức không nhỏ với những người nông dân. Bên cạnh đó, đòi hỏi từ thị trường ngày càng khắt khe, sản phẩm phải đảm bảo cả yếu tố về hương vị, màu sắc, chất lượng và độ an toàn. Vì vậy, chúng ta cần những tiêu chuẩn, quy chuẩn để đánh giá và là dấu hiệu nhận biết các sản phẩm chất lượng và an toàn đối với người tiêu dùng.

Hiện nay,  trong số những tiêu chuẩn đã được đưa ra VietGap và Global Gap có lẽ là loại tiêu chuẩn được biết đến rộng rãi hơn cả. Thế nhưng, rất ít người thực sự hiểu được hai tiêu chuẩn này là gì và các nguyên tắc cần phải tuân thủ.

Ở nội dung dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin hơn về hai loại tiêu chuẩn này

VietGap (Vietnamese Good Agricultural Practices)

VietGap là tiêu chuẩn  bảo gồm những nguyên tắc, trình tự, thủ tục quy định cách thức tổ chức sản xuất, thu hoạch, chế biến, nâng cao chất lượng lao động, tăng giá trị của sản phẩm do truy suất được nguồn gốc và có chất lượng cao. Các tiêu chuẩn được đặt ra giúp kiểm soát những nguy cơ trong quá trình sản xuất , thu hoạch và sơ chế.có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

Tháng 11/2007, một nhóm cán bộ sau khi tham quan, khảo sát chương trình GAP của Malaysia, tổ chức Quốc tế Control Union (Hà Lan) đóng tại Malaysia đã xúc tiến kế hoạch xây dựng những tiêu chuẩn trong nông nghiệp tại Việt Nam. Sau đó, những kiến nghị được đưa đến trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và dần được phát triển. Ngày 28/1/2008, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy trình  thực hành sản xuất nông nghiệp đầu tiên tốt cho rau, quả tươi an toàn. Từ 2008 đến nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đưa ra bộ quy trình hoàn chỉnh cho các loại rau, quả tươi, chè búp tươi, lúa và cà phê.

Đây không phải là một tiêu chuẩn không bắt buộc với tất vả bà con nông dân. Tuy nhiên, do nhu cầu thị trường hiện nay rất cấn các loại nông sản sạch, những nông dân đa phần đều muốn cố gắng thực hiện theo những quy định, đạt được chứng nhận VietGap để tìm đầu ra dễ hơn cho nhiều loại sản phẩm.

Tiêu chuẩn VietGap, Global Gap cho nền nông nghiệp sạch

Các cơ sở sẽ đạt được chứng nhận này khi cơ sở đó nghiên cứu, tìm hiểu về Viet Gap hoặc áp dụng VietGap vào sản xuất, sơ chế. Khi áp dụng thành công, có thể liên hệ vơi tổ chức Viet Gap để xác nhận, và nhận giấy chứng nhận sau đó.

GlobalGap (Global Good Agricultural Practices)

Trước hết, giống với tiêu chuẩn VietGap đã được đề cập trước đó, GlobalGap cũng là bộ tiêu chuẩn về quy trình tiêu chuẩn sản xuất nông sản tuy nhiên, đây là chứng nhận được nhiều nước công nhận.

Bộ tiêu chuẩn có nguồn gốc từ Châu Âu – khu vực rất quan tâm đến vấn đề vệ sinh an toàn của thực phẩm. Ban đầu, sau khi chính thức thiết lập vào năm 1997,  bộ tiêu chuẩn này chỉ được sử dụng chủ yếu ở Châu Âu. Tuy nhiên, 10 năm sau, đến 2007, bộ tiêu chuẩn đã được áp dụng tại rất nhiều khu vực khác và trỏ thành một quy chuẩn cho chất lượng nông sản. Đến 7/9/2007 thì bộ tiêu chuẩn mới chính thức có tên là GlobalGap.

Trong thời điểm trước 2008, diện tích sản xuất nông nghiệp theo quy trình an toàn (GAP) của cả nước ta mới chỉ đạt khoảng 5%. Nhưng trong thời gian sau đó quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra với nhịp độ nhanh cộng thêm việc vấn nạn thực phẩm bẩn lan tràn, các cơ sở sản xuất đã  ý thức được việc sản xuất nông nghiệp theo một quy trình tiêu chuẩn hiện đại và cần có những chứng nhận để khẳng định vị trí của mình trên thị trường và trong lòng khách hàng. Nhất là với tiêu chuẩn GlobalGap, đây là bước đệm tốt nhất để giúp nông sản Việt có khả năng tiếp cận với những thị trường quốc tế.

Tiêu chuẩn VietGap, Global Gap cho nền nông nghiệp sạch

Chứng nhận GlobalGap sẽ được cấp sau khi các cơ sở, các nhà sản xuất chứng minh được việc thực hiện bảo đảm những quy chuẩn tại cở sở của mình. Chứng nhận này chính là sự đảm bảo chất lượng và độ an toàn của thực phẩm, trờ thành một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới quyết định chọn mua của khách hàng.

Bên cạnh các yếu tố về sản phẩm, chứng nhận GlobalGap cũng đề cập đến các vấn đề về sức khỏe, phúc lợi cơ bản của người lao động và cả môi trường làm việc.

Tổ chức chứng nhận Bureau Veritas – tổ chức cấp chứng nhận GlobalGap, sẽ đánh giá rất cẩn thận dựa trên tất cả các quy định chung để đảm bảo chứng nhận được trao tới đúng đối tượng.

  • Chứng nhận Global Gap đem đến nhiều lợi ích
  • Những người nông dân có thể chứng minh được sản phẩm của mình được sản xuất theo một quy trình đảm bảo chất lượng
  • Tạo dựng lòng tin trong lòng người tiêu dùng
  • Tăng khả năng và giá trị cạnh tranh cho sản phẩm, hàng hóa
  • Phương thức sản xuất luôn được áp dụng những kỹ thuật tiên tiến để sản xuất sản phẩm ngày càng chất lượng.
  • Giảm bớt được những cuộc kiểm tra không cần thiết về quy trình sản xuất và chất lượng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!