Yêu cầu bảo quản nông sản

Cùng với việc cập nhật các phương pháp, kỹ thuật và công nghệ mới để bảo quản sản phẩm nông sản giữ được chất lượng tốt, chúng ta cũng cần thực hiện các công việc khác để đảm bảo quá trình bảo quản được thực hiện hiệu quả và đúng các yêu cầu về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

Yêu cầu đối với kho bảo quản

Tất cả các loại kho bảo quản đều cần đáp ứng được điều kiện cơ bản nhất là ngăn những tác động không tốt từ môi trương bên ngoài đến các sản phẩm nông sản được bảo quản.

Trước hết, kho cần ngăn được ánh sáng mặt trời tác động đến nông sản. Ánh sáng mặt trời là tác nhân gây biến đổi nhiệt độ môi trường bảo quản. Với một số nông sản, nguồn nhiệt và ảnh sáng này có thể nhanh chóng khiến chất lượng sản phẩm đi xuống.

Tiếp đó, các yếu tố về nhiệt độ và độ ẩm cần được giữ ổn định ở mức phù hợp với nông sản được bảo quản. Từng loại nông sản có những tính chất sinh hóa khác nhau nên không thể sử dụng chung một thông số cho những loại sản phẩm có tính chất khác nhau. Đặc biệt là với những sản phẩm phải bảo quản lạnh, mức nhiệt nên được theo dõi và điều chỉnh sát sao hơn.

Đồng thời, các kho phải vừa đảm bảo thông gió vừa đảm bảo độ kín. Đảm bảo thông gió giúp điều kiện bảo quản các sản phẩm được ổn định, trong những kho lạnh thì việc thống gió giúp hiệu quả làm lạnh được duy trì tốt hơn. Nhưng nếu không đảm bảo độ kín, các yếu tố bên ngoài có thể dễ xâm nhập và tác động gây biến đổi điều kiện bảo quản của kho.

Bên cạnh đó, việc nhập, xếp và xuất hàng cần phải thuận tiện. Kho đáp ứng đủ thể tích để bảo quản sản lượng nông sản phù hợp. Với từng loại nông sản khác nhau, chuẩn bị các hệ thống giá hoặc đồ đựng phù hợp để dễ bảo quản nhưng cũng dễ vận chuyển sản phẩm ra vào kho.

Yêu cầu chất lượng nông sản bảo quản

Nông sản trước khi đưa vào bảo quản cần được kiểm soát các yếu tố chất lượng để sau quá trình bảo quản, sản phẩm xuất kho sẽ có chất lượng tốt nhất. Nếu sản phẩm ban đầu không đạt đủ các tiêu chuẩn chất lượng thì sau quá trình bảo quản, rất khó duy trì được tình trạng tốt nhất của nông sản. Đặc biệt với những loại nông sản bị hỏng, dập nát, chín quá độ, việc bảo quản không có nhiều tác dụng ngược lại các sản phẩm này có thể trở thành tác nhân gây hại, ảnh hưởng đến chất lượng của các sản phẩm khác.

Về mặt chất lượng, nông sản cần đảm bảo các yếu tố như thủy phần, độ đồng nhất, tạp chất, hạt hoàn thiện tỷ lệ nảy mầm, mật độ sâu bọ, màu sắc, mùi vị và các chất dinh dưỡng như đạm, đường, chất béo, vitamin, v,v…

Muốn nông sản đáp ứng được những tiêu chuẩn đó:

  • Thu hoạch đúng thời điểm và tiến hành phân loại sản phẩm đúng tiêu chuẩn theo những quy định cụ thể
  • Kiểm tra chất lượng thu hoạch, đảm bảo các chỉ tiêu cho nông sản
  • Trong quá trình vận chuyển, sơ chế trước bảo quản cần hạn chế tối đa tác động từ những yếu tố bên ngoải lên sản phẩm
  • Trong suốt quá trình bảo quản, thường xuyên kiểm tra chất lượng và điều chỉnh thông số của môi trường bảo quản để nông sản được giữ trong môi trường phù hợp nhất.

Lưu ý trong sử dụng

  • Chế độ vệ sinh

Trong kho bảo quản, môi trường luôn cần được duy trì sạch sẽ. Cả kho và những dụng cụ chứa nông sản đều nên được dọn rửa thường xuyên. Với một số loại nông sản đặc biệt, có thể tiến hành vệ sinh sau mỗi lần chứa, bảo quản. Với các loại rau thì thời gian tổng vệ sinh là 5-7 ngày, còn các kho lương thực thì từ 15 – 20 ngày.

Vệ sinh kho bảo quản cần thực hiện để môi trường trong kho sạch sẽ, loại bỏ rác, bụi bẩn, các thành phần có thể gây mùi cho kho.

Trong khi sử dụng tránh để nước bị ứ đọng. Có thể xử dụng một số chất như CCl3NO2, CH3Br để xử lý trong và ngoài kho.

 

  • Chế độ kiểm tra

Chế độ kiểm tra chính là việc theo dõi chất lượng của nông sản được bảo quản trong kho. Việc kiểm tra và đánh giá được thực hiện trên các tiêu chí về chất lượng sản phẩm và thông số của điều kiện bảo quản.

Việc kiểm tra với từng loại nông sản có tần suất và mức độ khác nhau. Trong trường hợp bảo quản hạt giống hoặc các loại củ sẽ cần kiểm tra thường xuyên hơn để xử lý nếu bị nảy mầm.

Trong quá trình kiểm tra, đánh giá đồng thời chất lượng và điều kiện bảo quản tương ứng với vị trí của nông sản trong kho. Ở một vài trường hợp, cùng một kho bảo quản nhưng có sự chênh lệch nhiệt độ (dễ xảy ra ở kho lạnh) hoặc vị trí bị đọng nước,… nên chỉ có nông sản ở khu vực đó gặp vấn đề và cần tiến hành xử lý còn những khu vực khác thì chất lượng vẫn được duy trì tốt.

Sau khi kiểm tra chẩt lượng, loại bỏ những sản phẩm không đạt đủ tiêu chuẩn. Đồng thời, kiểm tra và điều chỉnh các thông số kỹ thuật để điểu kiện bảo quản được duy trì ở mức độ tốt nhất.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!